Một thời gian dài,đấtmởtrườbet 69 tỷ lệ cá cược nhà cái chúng tôi chỉ chuyên chú vào hoạt động mua bán và sáp nhập các trường đã có sẵn. Lý do là việc tìm được đất để xây trường mới thực sự là một thách thức.
Chúng tôi gặp phải nhiều khó khăn, bao gồm việc tiếp cận thông tin để tìm những mảnh đất thích hợp. Chi phí chuyển nhượng đất quá cao và không phù hợp với các nhà đầu tư giáo dục. Nhiều mảnh đất cho giáo dục đã được quy hoạch từ rất lâu, theo mạng lưới cố định và không còn phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Nhiều lô đất được giao gần như miễn phí theo chủ trương xã hội hóa nhưng chủ đầu tư không triển khai xây dựng, để hoang và chờ giá lên. Giá đất giáo dục lên tới 8-10 triệu/m2, là rào cản lớn nhất cho nhà đầu tư thuần túy về giáo dục.
Tuy vậy, trong năm 2023, một số địa phương đã có những thay đổi chính sách theo hướng rất tích cực và cởi mở. Sự đổi mới này xuất phát từ thực tế rằng hầu hết các địa phương mà chúng tôi làm việc đều rất thiếu trường. Mới đây nhất, TP HCM kêu gọi tư nhân xây 86 trường học. Thành phố ước tính cần thêm 8.000 phòng học mới tới năm 2025 để đáp ứng đủ quy mô và tốc độ tăng dân số hiện nay. Để giải quyết bài toán này, Sở Giáo dục thành phố đã đối thoại thẳng thắn với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và kêu gọi đầu tư theo mô hình đối tác công tư. Các chính sách dự kiến đưa ra rất hấp dẫn như nhà nước cấp đất và trả lãi vay trong 7 năm để đơn vị tư nhân xây trường.
Đây là cách chúng tôi vẫn làm với các đối tác là những nhà đầu tư phát triển bất động sản. Tốc độ thanh khoản và giá trị bất động sản trong khu đô thị thường tăng khi có trường học lớn, uy tín. Vì thế các nhà đầu tư bất động sản rất hoan nghênh các nhà đầu tư giáo dục cùng hợp tác xây dựng trường trong khuôn viên dự án của họ.
Các nhà đầu tư giáo dục chuyên nghiệp rất vui khi nay chính quyền TP HCM cân nhắc hình thức hợp tác này. Nhiều địa phương khác cũng đang đi theo xu hướng minh bạch và cởi mở tương tự. Tôi vừa trực tiếp đi đấu giá đất để xây trường học ở Hải Phòng và Đà Nẵng. Dù hoàn toàn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, chúng tôi đã thắng đấu giá để có đất xây trường với mức rất hợp lý. Và trái với suy nghĩ thông thường, chúng tôi không hề phải chi bất kỳ phí "bôi trơn" nào để thành công.
Thiếu trường không chỉ là thực tế ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP HCM. Lấy Hải Phòng là ví dụ. Theo tính toán từ số liệu Niên giám Thống kê năm 2022 của thành phố, để đáp ứng nhu cầu học tập của của hơn 396.000 học sinh phổ thông và đảm bảo số học sinh/lớp theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục, 7 quận/huyện trong số 15 quận/huyện trên địa bàn đang thiếu 370 lớp tiểu học, 3 quận/huyện thiếu hơn 60 lớp THCS. Thành phố hiện chỉ có 8 trường liên cấp và một trường liên cấp quốc tế, trong đó có 419 trường công lập. Số lượng các đơn vị giáo dục ngoài công lập còn khiêm tốn so với số lượng học sinh tăng nhanh và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ của Hải Phòng. Các nghị quyết về phát triển giáo dục của thành phố cho tới năm 2025 và 2030 đều ghi rõ phải tăng số lượng các trường tư thục như vậy. Để làm được việc đó, nút thắt đất xây trường phải được tháo gỡ đầu tiên.
Nguồn đất khó khăn khiến trường công quá tải là hiện tượng đã không ít lần được đề cập. Các trường không chỉ thiếu lớp học mà các mảng không gian phụ trợ khác như sân chơi, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà ăn... đều bị bó hẹp. Tỷ lệ quy hoạch trường học ở các quận, huyện ngoại thành TP HCM là khoảng 10-15 m2/học sinh. Tỷ lệ này ở các quận nội thành còn thấp hơn. Đây là số liệu thấp so với khu vực và thế giới, khiến mục tiêu kiến tạo những không gian giáo dục khang trang, hiện đại còn nhiều trở ngại.
Chính quyền các thành phố khác có thể cân nhắc sáng kiến hợp tác với tổ chức giáo dục như giữa các đối tác tư nhân với nhau. Một số giải pháp cấp thiết bao gồm việc tăng cường kiểm soát và quản lý việc sử dụng đất giáo dục, để đất thực sự tới được với những đơn vị thuần túy đầu tư cho giáo dục. Nhà đầu tư giáo dục rất muốn tiếp cận thông tin nhu cầu trường sở của địa phương và thông tin về quỹ đất để làm được điều đó.
Thiết lập khung giá đất riêng cho giáo dục và giảm bớt thủ tục hành chính là xu hướng đang diễn ra và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ về giải phóng mặt bằng xây dựng trường học và hỗ trợ lãi suất cho mục đích giáo dục như TP HCM đề nghị là những thí điểm mới.
Bài toán thiếu trường lớp có thể được giải bằng hợp tác công tư với bước đầu tiên là giải phóng quỹ đất cho các nhà đầu tư giáo dục thực chất, thay vì các nhà đầu cơ bất động sản.
Trần Phương Hoa